• Trang chủ
  • Tin tức
  • Nước nhiễm sắt | Tác hại và xử lý nước nhiễm sắt hiệu quả

Nước nhiễm sắt | Tác hại và xử lý nước nhiễm sắt hiệu quả

     Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết trong cơ thể, tuy nhiên, khi nguồn nước nhiễm sắc sẽ gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng cho cơ thể con người.

Vì vậy, khi nguồn nước của bạn sử dụng để sinh hoạt và uống hằng ngày bị nhiễm sắc thì hãy đưa ra giải pháp để xử lý thích hợp để không phải chịu những tác hại không đáng có của nó.

Nước nhiễm sắt có tác hại gì?

Nước nhiễm sắt có rất nhiều các tác hại khác nhau, tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê đến bạn những tác hại phổ biến nhất của nó đối với đời sống và sức khỏe con người.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu hàm lượng sắt trong nước chỉ ở một mức độ nhẹ nó sẽ không gây hại nhiều cho sức khỏe của con người.

Sắt trong nước uống cũng là một trong những chất ô nhiễm thứ cấp theo EPA.

Lý do sắt là khoáng chất gây ô nhiễm trong nước là sắt trong nước thường mang theo một vi khuẩn ăn sắt.

Nếu mức độ sắt trong nước quá cao, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, trong đó có thừa sắt. Việc dư thừa sắt trong cơ thể là do đột biến gen do tiêu hóa hấp thụ quá nhiều sắt, hàng ngàn người ở Việt Nam đã bị trình trạng này và khoảng một triệu người ở Hoa Kỳ cũng đã bị ảnh hưởng.

Dư thừa sắt có thể gây tổn thương đến gan, tim và tụy, đôi khi nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Nguy cơ bị bệnh tiếu đường do nước nhiễm sắt
Nguy cơ bị bệnh tiếu đường do nước nhiễm sắt

Các triệu chứng của việc thừa sắt trong cơ thể bao gồm mệt mỏi, sụt giảm cân và đau khớp.

Dư thừa sắt sẽ thật sự không tốt cho tiêu hóa, nó có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như đau bụng, buồn nôn và các vấn đề khác.

Ảnh hưởng đến da

Nước uống có quá nhiều các chất rắn hòa tan như sắt mà magie có thể ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn. Với một làn da khỏe mạnh, chúng cũng có thể bị các nếp nhăn, da mặt sẽ xuất hiện nhiều tế bào chết hơn so với bình thường.

Nếp nhăn nhiều hơn khi da tiếp xúc với sắt
Nếp nhăn nhiều hơn khi da tiếp xúc với sắt

Nước nhiễm sắt sẽ làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng vì sắt không thể hòa tan trong xà phòng. Vì vậy, bạn sẽ thường thấy cặn trên sàn của nhà tắm và dĩ nhiên, da của bạn cũng không phải là ngoại lệ.

Việc căn sắt tồn tại trên da sẽ làm tắc nghẽn các lỗ chân lông của da và dẫn đến sự tích tụ mồ hôi trong lỗ chân lông. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề như da bị mụn trứng cá hoặc nám da.

Thực phẩm có mùi lạ

Khi nước uống hoặc đồ ăn có chứa kim loại sắt sẽ khiến cho nguồn nước/ thức ăn đó có vị kim loại  và khó uống/ăn hơn.

Nước nhiễm sắt khi mang đi pha trà hoặc cà phê cũng sẽ có mùi khó chịu và mất đi vị ngon đặt trưng của 2 loại thức uống này.

Khi hàm lượng sắt trong nước cao, bạn không nên sử dụng nguồn nước đó để nấu ăn. Rau và các thực phẩm nấu ăn với nguồn nước như vậy sẽ mất đi mùi vị của thức ăn và sẽ giảm đi độ ngon khi bạn thưởng thức.

Gây hư hại trên các vật dụng

Sắt có thể bám lại trên bất cứ vật dụng gì mà nó chạm vào.

Nếu bạn rửa bát đĩa bằng nước chứa sắt thì sắt sẽ bám trên các bát đĩa đó và tạo ra các vết bẩn màu cam hoặc đỏ sẩm, trong đó có cả dao, kéo, muỗn,…

Nếu bạn giặt quần áo với nước nhiễm sắt, quần áo sẽ có các vết màu sẫm đỏ.

Sắt cũng có thể gây ra các vết bẩn cho vòi hoa sen, bồn tắm, bồn cầu,… giống như bị gỉ.

Vật dụng nhà bếp dễ bị gỉ do sắt trong nước
Vật dụng nhà bếp dễ bị gỉ do sắt trong nước

Các vật dụng chứa nước như thùng, bồn,… sẽ bị các mảng bám màu sẩm, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Gây tắc nghẽn đường ống

Khi nước chảy trong đường ống nhà bạn với hàm lượng cao, nó sẽ tích tụ dần dần bên trong đường ống. Điều này sẽ khiến cho đường ống nhà bạn dễ bị tắc, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nước đến nhà vệ sinh, bồn rửa của bạn bị tắc hoặc áp lực của nước chảy ra tại vòi giảm hẳn đi.

Khi vi khuẩn hình thành và phát triển ở các vùng bám của sắt trong đường ống, lâu dần sẽ tích tụ thành các chất nhờn màu nâu, bất cứ khi nào nguồn nước chảy mạnh cũng có thể giải phóng các vết bám này và nguồn nước của bạn có thể bị đổi màu một cách nhanh chóng.

Cách xử lý nước nhiễm sắt

Tùy vào từng trình trạng ô nhiễm của nguồn nước nhà bạn mà chúng ta sẽ áp dụng phương pháp xử lý nước nhiễm sắt khác nhau. Dưới đây sẽ là là bốn phương pháp xử lý tốt nhất mà bạn có thể loại bỏ sắt ra khỏi nới mà không cần phải tìm nguồn nước mới.

Chất làm mềm nước

Đây là giải pháp xử lý nước cứng được sử dụng nhiều nhất từ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên, nó chỉ có thể loại bỏ được một lượng nhỏ sắt cũng như các kim loại nặng khác.

Chất làm mềm nước cũng sử dụng quá trình trao đổi ion bằng natri. Những kim loại này sẽ tạo ra vết cặm ở đáy nước và được rửa sạch sau mỗi lần thực hiện.

Tuy nhiên, phương pháp này còn có 1 nhược điểm lớn nữa là tốn khá nhiều công sức.

Oxy hóa sắt

Có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể sử dụng để oxy hóa sắt, bao gồm vôi, các tác nhân như Clo dioxide, Ozone, hoặc Kali Permanganat.

Tuy nhiên, phương pháp thân thiện với môi trường và hiệu quả nhất đó là sục khí để oxy hóa sắt.

Sắt dễ bị oxy hóa bởi Oxy trong khí quyển, quá trình sục khí oxy sẽ biến cho sắt ở dạng hòa tan thành dạng không hòa tan. Quá trình này cần 0,14 ppm oxy để có thể hòa tan được 1 ppm sắt.

Hình ảnh xử lý nước nhiễm sắt bằng sục khí
Hình ảnh xử lý nước nhiễm sắt bằng sục khí

Ưu điểm của phương pháp này là bạn không cần phải sử dụng hóa chất hòa tan và không tốn quá nhiều công sức.

Tuy nhiên, trong quá trình sục khí thì bạn cần phải kiểm tra thường xuyên vì:

– Nếu để lượng không khí quá cao sẽ bị bão hòa oxy hòa tan

– Khi lượng không khí không đủ sẽ không thể oxy hóa sắt đúng cách

Có 2 phương pháp thường được sử dụng là làm thác nước và sửi bọt khí vào nước.

Điểm quan trọng nhất của phương pháp này là sau khi xử lý, bạn phải để ít nhất 20 phút trước khi mang đi sử dụng hoặc mang đi lọc.

Độ PH của nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phản ứng, vì vậy, bạn cần điều chỉnh độ PH sao cho phù hợp trong quá trình trữ nước.

Sử dụng các công nghệ lọc

Sau khi nước đã được xử lý bằng các phương pháp tạo kết tủa, chúng ta có thể sử dụng nguồn nước để mang đi lọc bằng các công nghệ như đèn tia cực tím UV hoặc công nghệ RO.

Các loại máy lọc nước UV và RO hoàn toàn có thể loại bỏ được nước cứng chứa kim loại sắt những sẽ khiến cho các lõi lọc nhanh bị tắc và tuổi thọ của các lõi lọc sẽ ít hơn. Vì vậy, bạn phải đảm bảo cho nguồn nước đầu vào càng sạch càng tốt.

Các công nghệ lọc này có thể loại bỏ rất tốt nguồn nước bị nhiễm sắt bằng các bộ lọc thô, bộ lọc tinh cũng như bộ lọc than và bộ lọc RO, cho bạn nguồn nước tinh khiết để sử dụng (đối với lọc RO).

Không chỉ loại bỏ sạch các kim loại nặng như sắt mà nó còn có thể loại bỏ mọi vi khuẩn, vi rút gây bệnh có trong nước, mang đến nguồn nước sạch an toàn để bạn sử dụng uống trực tiếp mà không cần phải đun sôi.

Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp

Đây là giải pháp xử lý nước bị nhiễm sắt đơn giản và tiết kiệm nhất.

Công việc của bạn rất đơn giản là sử dụng khoảng 5 gam tro và hòa tan đều vào khoáng 1 lít nước, để đó cho kết tủa lắng đọng lại khoáng 20 đến 30 phút.

Quá trình này sẽ phản ứng thủy phân giữa sắt không hòa tan và K2CO3 (tro) để tạo thành kết tủa trắng và lắng xuống đáy.

Cách làm này chỉ có thể làm giảm một lượng sắt trong nước nhất định chứ không thể loại bỏ triệt để được.

Để có thể loại bỏ được triệt để nguồn nước bị nhiễm sắt cũng như các kim loại nặng khác, bạn có thể sử dụng các hệ thống lọc nước hoặc máy lọc nước để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mọi thông tin thắc mắc, các bạn có thể liên hệ ngay cho truongtien.com.vn qua khung chat của Website hoặc số điện thoại ở phần liên hệ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *