Hiện nay, các con sông, suối, hồ chứa, hồ và biển của chúng ta đang dần nhiễm các loại hóa chất, chất thải, nhựa và rất nhiều chất gây ô nhiễm khác. Đây là lý do mà nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người cũng như các loại động vật và thực vật do ô nhiễm môi trường nước gây ra.
Một nhà thơ người Anh tên là Auden đã từng nói rằng: “Hàng nghìn người đã sống mà không cần có tình yêu, nhưng mà không thể sống thiếu nước”. Tuy nhiên, chắc chúng ta cũng đã biết rằng nước rất là quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, nhưng rất nhiều người vẫn cứ đổ rác ra ngoài mỗi trường mỗi ngày. Theo ước tính của các chuyên gia thì có đến 90% lượng nước thải tại Việt Nam được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không được xử lý, vấn đề này đã làm ô nhiễm các con sông, hồ cũng như đại dương.
Ô nhiễm nước đang khá phổ biến ở Việt Nam và ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe của người dân. Nguồn nước đang gián tiếp giết chết nhiều người hơn mỗi năm và đang có chiều hướng gia tăng lên theo thời gian. Tại Việt Nam, nguồn nước tự nhiên để có thể uống được và không gây hại cho cơ thể gần như là con số 0. Nếu chúng ta không hành động thì nguồn nước sạch của chúng ta có thể sử dụng trong tương lai sẽ ít hơn khá nhiều so với hiện tại.
Khi bạn đang đọc bài viết này và trên tay đang cầm một ly nước mát lạnh, tôi chắc chắn rằng rất nhiều người sẽ nghĩ ô nhiễm nguồn nước là vấn đề ở nơi khác, có phải ở đây đâu mà lo. Trong khi đó, rất nhiều nguồn nước tại Việt Nam đã và đang bị nhiễm các chất có hại như asen, đồng, chì,… được tìm thấy trong nguồn nước máy sử dụng mỗi ngày.
Chúng tôi không hy vọng rằng có thể chống lại được vấn đề này nhưng sẽ có một phần nào đó giảm thiểu được ô nhiễm nguồn nước qua việc nêu tổng quan về nguồn nước bị ô nhiễm, nguyên nhân và cách chúng ta có thể tự bảo vệ tình tránh khỏi ô nhiễm.
Ô nhiễm nước là gì?
Ô nhiễm nước là khi các chất độc hại, các hóa chất hoặc các vi sinh vật làm nhiễm bẩn một dòng suối, sông, hồ, biển, tầng nước ngầm hay các nguồn nước khác, nguồn nước này sẽ gây hại đến sức khỏe của con người và môi trường.
Ô nhiễm môi trường nước là trình trạng bị ô nhiễm của các hóa chất độc hại, các hóa chất này có thể được thải ra môi trường từ quá trình sản xuất của các nhà máy, công xưởng,… và thông qua đời sống sinh hoạt của con người.
Ô nhiễm nước có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta cũng như các loại động thực vật tiếp xúc với nguồn nước, đặc biệt là những loại động vật sống trong nguồn nước bị ô nhiễm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và một trong những nguyên nhân chính là do chất thải từ con người gây ra. Dưới đây là danh sách 9 nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm nguồn nước:
Chất thải công nghiệp
Các ngành công nghiệp đang sản xuất với một lượng lớn chất thải có chứa các chất độc hại có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và ô nhiễm không khí cũng như nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến con người chúng ta.

Các chất thải công nghiệp này chứa các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, lưu huỳnh, amiang, nitrat và rất nhiều các chất độc hại khác. Rất nhiều ngành công nghiệp đã không có hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường (các đường ống cống, các con sông,…) và sau đó ra biển. Chính nguồn chất thải bẩn này đã khiến nguồn nước đổi màu sắc cũng như nhiệt độ và gây nguy hiểm cho các sinh vật có trong nguồn nước.
Chất thải và nước thải
Nước thải và nước cống đang là nguồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước của các con sông và biển. Trong các nguồn nước thải này có rất nhiều vi khuẩn và các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm của nhiều người dân.
Ai cũng biết các sinh vật có trong nguồn nước có thể gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho người và động vật, khi các loài động vật nhỏ tiếp xúc, có thể gây mầm bệnh, và khi mầm bệnh này tái phát có thể gây ra rất nhiều bệnh khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Ví dụ phổ biến nhất mà bất cứ ai đều biết đó là bệnh sốt rét.
Rác thải
Mỗi ngày, các hộ gia đình cung cấp một lượng lớn rác thải như cao su, thủy tinh, nhựa, giấy, nhôm,… và rất nhiều trong số đó được thải trực tiếp ra ngoài môi trường (dĩ nhiên là chúng tôi chỉ nói đa số chứ không đánh đồng tất cả) ảnh hưởng trực tiếp đến đất cũng như các con sông, suối,…

Các loại rác thải này có thể mất từ nửa tháng đến 200 năm để có thể tự phân hủy. Khi các chất thải này rơi xuống nước, chúng không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn gây hại khá nghiêm trọng cho các loại động vật sống trong nước.
Quá trình đốt nhiên liệu
Khi chúng ta di chuyển ngoài đường bằng các phương tiện như xe máy, ô tô,… các quá trình đốt cháy xăng dầu đã tạo ra một lượng khói bụi đáng kể trong không khí, khi có mưa thì các khí độc có trong không khí sẽ chảy theo nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước.
Ngoài ra, quá trình đốt các nhiên liệu này tạo ra các chất carbon dioxide thải trực tiếp ra ngoài môi trường, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
Phân hóa học và thuốc trừ sâu
Phân hóa học và thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và vi khuẩn, chúng khá hữu ích cho sự phát triển của cây trồng.
Tuy nhiên, các hóa chất này khi tiếp xúc với nguồn nước thì lại gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cả động vật và thực vật. Khi trời mưa hoặc khi tưới nước cho cây trồng, các hóa chất này sẽ chảy theo nguồn nước ra các con suối, sông,… ảnh hưởng tiêu cực đến các loại động vật có trong nguồn nước.
Rò rỉ các đường cống
Một sự rò rỉ nhỏ ở các đường ống thoát nước cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và khiến cho người dân sống quanh đó không thể sử dụng nguồn nước ngầm đó để uống được nữa.
Ngoài ra, khi các đường ống rò rỉ này trở nên nghiêm trọng hơn mà không được sửa chữa kịp thời, nước rò rỉ này sẽ chảy lên bề mặt và đây sẽ là nơi tuyệt vời để muỗi và côn trùng gây bệnh sinh sản.
Sự phát triển đô thị
Cùng với sự phát triển dân số do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm, vải… cũng tăng cao một cách đáng kể, chính những nhu cầu này đã đẩy vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, sự gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu xã hội bằng các loại phân bón để tạo ra nhiều thức ăn hơn, xói mòn đất do mất rừng, hoạt động xây dựng được đẩy mạnh hơn rất nhiều, quá trình thu gom và xử lý rác thải, nước thải không triệt để,… đã làm cho quá trình ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn mỗi ngày.
Rò rỉ ở các bãi chôn lấp
Các bãi chôn lấp là nơi mà một lượng lớn chất thải được thu gom từ một vùng rộng lớn nào đó để xử lý, tại những vùng này, không khí sẽ có 1 mùi khủng khiếp.

Khi trời mưa, các bãi chôn lấp này có thể bị rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm một cách nghiêm trọng.
Chúng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh, đặc biệt là các hộ dân sống xung quanh các bãi chôn lấp rác thải này.
Chất thải động vật
Việc hoạt động sản xuất chăn nuôi động vật như gà, lợn, bò,… đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn chất thải từ phân động vật được thải ra các con sông, suối.
Khi trời mưa, lượng chất thải này được đưa đến các con sông, suối kết hợp các các chất độc hại khác có trong nguồn nước sẽ gây ra một số căn bệnh như dịch tả, tiêu chảy, kiết lỵ,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người cũng như động vật.
Các loại ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, chúng ta có 2 nguồn nước chính, mỗi nguồn nước sẽ có một mức độ ô nhiễm khác nhau và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người khác nhau. Sau đây sẽ là các loại ô nhiễm nước:
Nước ngầm
Nước ngầm là loại nước mà khi nước mưa rơi và thấm sâu vào đất, nguồn nước này sẽ lắp đầy các vết nứt, khe hở cũng như không gian xốp của tầng chứa nước (Chúng ta có thể hiểu đơn giản là 1 kho chứa nước ngầm), nó trở thành nước ngầm, một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên ít thấy nhưng nó rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Theo các nguyên cứu của các chuyên gia, khoảng 50% người dân Việt Nam dựa vào nguồn nước ngầm bơm lên mặt đất để uống và sinh hoạt như nước giếng đào hoặc nước giếng khoan.

Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khi các chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, phân bón, rác thải từ các bãi chôn lấp,… xâm nhập vào nguồn nước ngầm, khiến nó không còn an toàn để sử dụng.
Việc xử lý các nguồn nước ngầm bị ô nhiễm sẽ là khó khăn đối với nhiều hộ gia đình khi họ không đủ điều kiện để mua máy lọc nước hay các hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình.
Một tầng nước ngầm bị ô nhiễm sẽ không thể sử dụng được trong hàng chục năm, thậm chí là đến hàng trăm năm. Nếu mức độ ô nhiễm không được cải thiện thì nó có thể lây lan qua các tầng nước ngầm khác hoặc các nguồn nước như sông, suối hay hồ vào đại dương.
Nước mặt
Nước mặt bao phủ khoảng 70 phần trăm bề mặt trái đất, nước mặt là phần nước lấp đầy các sông, hồ, đại đương,… tất cả những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy màu xanh trên bản đồ.
Nước mặt bao gồm nước ngọt và nước mặn:
– Nước ngọt là nước được cung cấp sử dụng cho chúng ta mỗi ngày với mục đích là uống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất,… Ở thời điểm hiện tại, gần 1 phần 3 nguồn nước ngọt tại các con sông suối bị ô nhiễm và không thể bơi lội, uống hay sinh hoạt. nguồn nước này bị nhiễm bẩn nghiêm trọng bởi các chất thải công nghiệp và khối lượng rác khá lớn của các ngành công nghiệp cũng như của rất nhiều cá nhân thải trực tiếp vào nước.
– Nước biển: Hầu hết các ô nhiễm nguồn nước biển bị ô nhiễm được xuất phát từ đất liền, đa số là từ rác thải của con người, chất thải từ các khu công nghiệp,… và một phần nhỏ là do sự cố tràn dầu và rò rỉ dầu,… Điều này đã khiến cho các sinh vật ở biển ngày càng ít đi do không thể sinh sôi và phát triển được khi bị nhiễm bẩn.
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra 2 hậu quả chính đó là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ảnh hưởng đến môi trường sống.
Về sức khỏe con người
Trên thực tế, ô nhiễm nước đã gây ra cái chết cho hơn 1,8 triệu người trong năm 2015 (Đây là thống kê trên một nguyên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet). Và ở hiện tại thì nguồn nước nhiễm bẩn đã gây bệnh cho hàng tỷ người mỗi năm trên toàn thế giới. Đối tượng dễ bị mắc bệnh do nhiễm bẩn của nguồn nước là các đối tượng có thu nhập thấp bởi vì họ là những đối tượng tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước bị ô nhiễm này.

Nguyên nhân gây bệnh từ nước uống bị ô nhiễm là do các loại vi khuẩn gây bệnh và vi rút có trong nước. Chủ yếu là các căn bệnh như dịch tả, tiêu chảy, sốt rét.
Ở Việt Nam, có thể không phải ai cũng thiếu nước sạch để sử dụng nhưng rất nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với vấn đề thiếu nguồn nước để sử dụng sinh hoạt mỗi ngày, một phần nguyên nhân là do thời tiết, phần còn lại là do nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng như Asen, thủy ngân hoặc thuốc trừ sâu, phân bón,… các độc tố này đang xâm nhập dần vào nguồn nước cung cấp cho chúng ta sử dụng mỗi ngày. Khi chúng ta ăn hoặc uống vào cơ thể, các độc tố này sẽ gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe, từ ung thư đến sự phá vỡ các hormone, thận chí là các chức năng của não bị thay đổi. Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất là trẻ em và phụ nữ.
Ngay cả khi bơi lội trong nguồn nước bị nhiễm bẩn này, chúng ta cũng có thể bị mắc các vấn đề về sức khỏe như phát ban da, chảy máu mũi, nhiễm trùng đường hô hấp, thận chí là viêm gan.
Về môi trường
Môi trường là một mạng lưới các hệ sinh thái phức tạp bao gồm động vật, thực vật, vi khuẩn và nấm, mạng lưới này sẽ tương tác trực tiếp hoặc gián tiến với. Nếu có bất cứ tác hại nào đối với hệ sinh thái này sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền phản ứng của hệ sinh thái, làm cho môi trường sống bị biến đổi.
Khi ô nhiễm nguồn nước xảy ra, sự gia tăng của các chất dinh dưỡng mới có trong nguồn nước vô tình sẽ kích thích thích sự phát triển của cây và tảo, kết quả là nguồn nước sẽ bị giảm oxy một cách đáng kể. Sự thiếu oxy này sẽ làm chết các loài thực vật và động vật có trong nguồn nước và tạo ra vùng chết, nơi mà các nguồn nước không có sự sống của sinh vật.
Hóa chất và kim loại nặng từ nước thải công nghiệp, đô thị cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Những chất gây ô nhiễm này rất độc hại đối với sinh vật có trong nguồn nước, nó làm giảm khả năng sinh sản cũng như tuổi thọ của sinh vật.
Các loại rác rắn như túi ni lông, nhựa, các chai nước ngọt,… bị cuốn vào các đường cống và thải ra sông suối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật có trong nguồn nước.
Bạn nên làm gì để ngăn ngừa ô nhiễm nước
Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn nạn của xã hội, tuy nhiên, mỗi người đều có thể đóng góp một phần sức lực nào đó trong công cuộc bảo vệ môi trường nước bằng các cách sau:
Trực tiếp hành động
Dưới đây là một số giải pháp cực ký đơn giản mà bạn có thể đóng góp để giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm nước hoặc ít nhất là bạn có thể giảm thiểu đi được sự ô nhiễm này.
– Giảm tiêu thụ nhựa và tái sử dụng hoặc tái chế nhựa khi có bạn có thể
– Xử lý đúng cách các chất tẩy rửa hóa học, dầu và các loại rát không thể phân hủy được
– Nếu bạn đi xe 3 bánh trở lên, hãy chú ý đến việc rò rỉ dầu, nhớt hay các chất làm mát
– Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ và làm giảm xói mòn nguồn đất quanh nhà bạn một cách hợp lý
– Nếu bạn có nuôi một con thú cưng thì hãy chắc chắn rằng bạn sẽ dọn phân của nó thật cẩn thận
Hành động gián tiếp
Một trong những cách hiệu quả để bạn có thể giảm thiểu được nguồn nước bị ô nhiễm đó là lên tiếng kêu gọi bạn bè, anh chị em, người thân trong gia đình,… bằng cách chia sẻ bài viết này đến họ và kêu gọi họ bảo vệ môi trường nước đang bị ô nhiễm ngày càng tăng mỗi ngày.
Khi thấy có bất cứ vấn đề gì về ôi nhiễm môi trường, bạn có thể chia sẻ lên mạng xã hội như Facebook, youtube, twitter,… để tiếp cận sự lên tiếng của cộng đồng mạng.
Tổng kết: Ô nhiễm môi trường nước đang ngày càng diễn ra trầm trọng, vì vậy, chỉ cần một hành động nhỏ của bạn cũng có thể làm giảm đi mức độ nhiễm bẩn của nó, bảo vệ nguồn nước mà bạn đang sử dụng mỗi ngày.