Tiêu chuẩn nước sạch của bộ y tế

    Chúng tôi luôn cung cấp những tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y Tế mới nhất để quý khách hàng có thể cập nhập những tiêu chuẩn mới nhất. Tất cả những tiêu chuẩn này được sao chép trực tiếp từ Bộ Y Tế Việt Nam và được giải thích các ý nếu có. Dĩ nhiên là có cả liên kết nguồn để bạn đọc có thể xem trực tiếp.

Lời nói đầu

Nội dung của bài viết gồm 2 phần:

– Tiêu chuẩn nước sinh hoạt

– Tiêu chuẩn nước ăn uống trực tiếp

Vi khuẩn và vi rút có trong nước có thể gây đau bụng, bệnh xương, nhức đầu, bệnh giun Guinea và rất nhiều bệnh khác. Vì vậy, các thử nghiệm tiêu chuẩn về sử dụng nước sạch của Bộ Y Tế là điều hết sức cần thiết. Tổ chức Y Tế Thế Giới nói rằng, mỗi năm có hơn 3,4 triệu người chết do các bệnh liên quan đến nước, khiến nó trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong trên toàn thế giới.

Chlorine có thể tiêu diệt bất cứ vi khuẩn và vi rút nào trong nước. Clo là một chất khử trùng rất hiệu quả, được bổ sung vào nguồn nước cấp sinh hoạt hằng ngày dể tiêu diệt vi khuẩn và vi rút. Coliforms có mặt trong môi trường tự nhiên và phân, Coliform và E.Coli thì chỉ chứa trong chất thải phân của người và động vật.

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế

Bảng tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt
Bảng tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt

QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

PHẦN I.

QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt).

II. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).

2. Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

III. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
  2. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
  3. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
  4. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
  5. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục.

PHẦN II.

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng:

STT
Tên chỉ
tiêu
Đơn vị tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức độ giám sát
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15 TCVN 6185 – 1996
(ISO 7887 – 1985) hoặc
SMEWW 2120
A
2 Mùi vị(*) Không có
mùi vị lạ
Không có
mùi vị lạ
Cảm quan, hoặc SMEWW
2150 B và 2160 B
A
3 Độ đục(*) NTU 5 5 TCVN 6184 – 1996
(ISO 7027 – 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
A
4 Clo dư mg/l Trong khoảng
0,3-0,5
SMEWW 4500Cl hoặc US
EPA 300.1
A
5 pH(*) Trong khoảng
6,0 – 8,5
Trong khoảng
6,0 – 8,5
TCVN 6492:1999 hoặc
SMEWW 4500 – H+
A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 SMEWW 4500 – NH3 C
hoặc SMEWW 4500 – NH3 D
A
7 Hàm lượng Sắt tổng sô
(Fe2+ + Fe3+)(*)
mg/l 0,5 0,5 TCVN 6177 – 1996 (ISO
6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe
B
8 Chỉ số Pecmang anat mg/l 4 4 TCVN 6186:1996 hoặc
ISO 8467:1993 (E)
A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 TCVN 6224 – 1996 hoặc
SMEWW 2340 C
B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 TCVN6194 – 1996
(ISO 9297 – 1989) hoặc
SMEWW 4500 – Cl- D
A
11 Hàm lượng Florua(*) mg/l 1.5 TCVN 6195 – 1996
(ISO10359 – 1 – 1992)
hoặc SMEWW 4500 – F
B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc
SMEWW 3500 – As B
B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/100ml 50 150 TCVN 6187 – 1,2:1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990)
hoặc SMEWW 9222
A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/100ml 0 20 TCVN6187 – 1,2:1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990)
hoặc SMEWW 9222
A

Ghi chú:

– (*) Là chỉ tiêu cảm quan

– Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.

– Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thắc nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy.

PHÂN III.

CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC

 

I. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng

Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện.

II. Giám sát định kỳ

1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:

a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở dung cấp nước thực hiện;

b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:

– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;

– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

2. Đối với các mục tiêu thuộc mức độ B:

a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;

b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện lấy cụ thể như sau:

– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sử cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;

– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

III. Giám sát đột suất

1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:

a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;

b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;

c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

2. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

IV. Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

PHẦN IV.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước

1. Đảm bảo chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.

2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham tỉnh, thành phố.

III. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

IV. Trong Trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế bạn hành.

File chi tiết: www.vatech.com.vn

Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp

QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

PHẦN I.

QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước ăn uống).

II. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3 /ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).

III. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
  2. AOAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Association of Official Analytical Chemists có nghĩa là Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống.
  3. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
  4. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
  5. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
  6. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục.
  7. pCi/l là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Picocuri per litre có nghĩa là đơn vị đo phóng xạ.

PHẦN II.

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1 Màu sắc(*) TCU 15 TCVN 6185 – 1996
(ISO 7887 – 1985) hoặc
SMEWW 2120
A
2 Mùi vị (*) Không có mùi,
vị lạ
Cảm quan, hoặc SMEWW
2150 B và 2160 B
A
3 Độ đục(*) NTU 2 TCVN 6184 – 1996
(ISO 7027 – 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
A
4 pH(*) Trong khoảng
6,5-8,5
TCVN 6492:1999 hoặc
SMEWW 4500 – H+
A
5 Độ cứng, tính theo CaCO3 (*) mg/l 300 TCVN 6224 – 1996 hoặc
SMEWW 2340 C
A
6 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*) mg/l 1000 SMEWW 2540 C B
7 Hàm lượng Nhôm(*) mg/l 0,2 TCVN 6657 : 2000 (ISO
12020 :1997)
B
8 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 SMEWW 4500 – NH3 C
hoặc
SMEWW 4500 – NH3 D
B
9 Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 US EPA 200.7 C
10 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 TCVN 6626:2000 hoặc
SMEWW 3500 – As B
B
11 Hàm lượng Bari mg/l 0,7 US EPA 200.7 C
12 Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric mg/l 0,3 TCVN 6635: 2000 (ISO
9390: 1990) hoặc
SMEWW 3500 B
C
13 Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003 TCVN6197 – 1996
(ISO 5961 – 1994) hoặc
SMEWW 3500 Cd
C
14 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 250 300(**) TCVN6194 – 1996
(ISO 9297 – 1989) hoặc
SMEWW 4500 – Cl’ D
A
15 Hàm lượng Crom tổng số mg/l 0,05 TCVN 6222 – 1996
(ISO 9174 – 1990) hoặc
SMEWW 3500 – Cr’
C
16 Hàm lượng Đồng tổng số(*) mg/l 1 TCVN 6193 – 1996 (ISO
8288 – 1986) hoặc
SMEWW 3500 – Cu
C
17 Hàm lượng Xianua mg/l 0,07 TCVN 6181 – 1996
(ISO 6703/1 – 1984) hoặc
SMEWW 4500 – CN’
C
18 Hàm lượng Florua mg/l 1,5 TCVN 6195 – 1996
(ISO10359 – 1 – 1992)
hoặc SMEWW 4500 – F
B
19 Hàm lượng Hydro sunfur(*) mg/l 0,05 SMEWW 4500 – S2- B
20 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) (*) mg/l 0,3 TCVN 6177 – 1996 (ISO
6332 – 1988) hoặc
SMEWW 3500 – Fe
A
21 Hàm lượng Chì mg/l 0,01 TCVN 6193 – 1996 (ISO
8286 – 1986)
SMEWW 3500 – Pb A
B
22 Hàm lượng Mangan tổng số mg/l 0,3 TCVN 6002 – 1995
(ISO 6333 – 1986)
A
23 Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số mg/l 0,001 TCVN 5991 – 1995 (ISO
5666/1-1983 – ISO 5666/3
-1983)
B
24 Hàm lượng Molybden mg/l 0,07 US EPA 200.7 C
25 Hàm lượng Niken mg/l 0,02 TCVN 6180 -1996
(ISO8288 -1986)
SMEWW 3500 – Ni
C
26 Hàm lượng Nitrat mg/l 50 TCVN 6180 – 1996
(ISO 7890 -1988)
A
27 Hàm lượng Nitrit mg/l 3 TCVN 6178 – 1996 (ISO
6777-1984)
A
28 Hàm lượng Selen mg/l 0,01 TCVN 6183-1996 (ISO
9964-1-1993)
C
29 Hàm lượng Natri mg/l 200 TCVN 6196 – 1996 (ISO
9964/1 – 1993)
B
30 Hàm lượng Sunphát (*) mg/l 250 TCVN 6200 – 1996
(ISO9280 – 1990)
A
31 Hàm lượng Kẽm(*) mg/l 3 TCVN 6193 – 1996
(ISO8288 – 1989)
C
32 Chỉ số Pecmanganat mg/l 2 TCVN 6186:1996 hoặc
ISO 8467:1993 (E)
A
II. Hàm lượng của các chất hữu cơ
a. Nhóm Alkan clo hoá
33 Cacbontetraclorua µg/l 2 US EPA 524.2 C
34 Diclorometan µg/l 20 US EPA 524.2 C
35 1,2 Dicloroetan µg/l 30 US EPA 524.2 C
36 1,1,1 – Tricloroetan µg/l 2000 US EPA 524.2 C
37 Vinyl clorua µg/l 5 US EPA 524.2 C
38 1,2 Dicloroeten µg/l 50 US EPA 524.2 C
39 Tricloroeten µg/l 70 US EPA 524.2 C
40 Tetracloroeten µg/l 40 US EPA 524.2 C
b. Hydrocacbua Thơm
41 Phenol và dẫn xuất của Pheno µg/l 1 SMEWW 6420 B B
42 Benzen µg/l 10 US EPA 524.2 B
43 Toluen µg/l 700 US EPA 524.2 C
44 Xylen µg/l 500 US EPA 524.2 C
45 Etylbenzen µg/l 300 US EPA 524.2 C
46 Styren µg/l 20 US EPA 524.2 C
47 Benzo(a)pyren µg/l 0,7 US EPA 524.2 B
c. Nhóm Benzen Clo hoá
48 Monoclorobenzen µg/l 300 US EPA 524.2 B
49 1,2 – Diclorobenzen µg/l 1000 US EPA 524.2 C
50 1,4 – Diclorobenzen µg/l 300 US EPA 524.2 C
51 Triclorobenzen µg/l 20 US EPA 524.2 C
d. Nhóm các chất hữu cơ phức tạp
52 Di (2 – etylhexyl) adipate µg/ 80 US EPA 525.2 C
53 Di (2 – etylhexyl) phtalat µg/ 8 US EPA 525.2 C
54 Acrylamide µg/ 0,5 US EPA 525.2 C
55 Epiclohydrin µg/ 0,4 US EPA 525.2 C
56 Hexacloro butadien µg/ 0,6 US EPA 525.2 C
III. Hoá chất bảo vệ thực vật
57 Alachlor µg/l 20 US EPA 525.2 C
58 Aldicarb µg/l 10 US EPA 525.2 C
59 Aldrin/Dieldrin µg/l 0,03 US EPA 525.2 C
60 Atrazine µg/l 2 US EPA 525.2 C
61 Bentazone µg/l 30 US EPA 515.4 C
62 Carbofuran µg/l 5 US EPA 525.2 C
63 Clodane µg/l 0,2 US EPA 525.2 C
64 Clorotoluron µg/l 30 US EPA 525.2 C
65 DDT µg/l 2 SMEWW 6410B, hoặc SMEWW 6630 C C
66 1,2 – Dibromo – 3 Cloropropan µg/l 1 US EPA 524.2 C
67 2,4 – D µg/l 30 US EPA 515.4 C
68 1,2 – Dicloropropan µg/l 20 US EPA 524.2 C
69 1,3 – Dichloropropen µg/l 20 US EPA 524.2 C
70 Heptaclo và heptaclo epoxit µg/l 0,03 SMEWW 6440C C
71 Hexaclorobenzen µg/l 1 US EPA 8270 – D C
72 Isoproturon µg/l 9 US EPA 525.2 C
73 Lindane µg/l 2 US EPA 8270 – D C
74 MCPA µg/l 2 US EPA 555 C
75 Methoxychlor µg/l 20 US EPA 525.2 C
76 Methachlor µg/l 10 US EPA 525.2 C
77 Molinate µg/l 6 US EPA 525.2 C
78 Pendimetalin µg/l 20 US EPA 507, US EPA 8091 C
79 Pentaclorophenol µg/l 9 US EPA 525.2 C
80 Permethrin µg/l 20 US EPA 1699 C
81 Propanil µg/l 20 US EPA 532 C
82 Simazine µg/l 20 US EPA 525.2 C
83 Trifuralin µg/l 20 US EPA 525.2 C
84 2,4 DB µg/l 90 US EPA 515.4 C
85 Dichloprop µg/l 100 US EPA 515.4 C
86 Fenoprop µg/l 9 US EPA 515.4 C
87 Mecoprop µg/l 10 US EPA 555 C
88 2,4,5 – T µg/l 9 US EPA 555 C
IV. Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ
89 Monocloramin µg/l 3 SMEWW 4500 – Cl G B
90 Clo dư µg/l Trong
khoảng
0,3 – 0,5
SMEWW 4500Cl hoặc US
EPA 300.1
A
91 Bromat µg/l 25 US EPA 300.1 C
92 Clorit µg/l 200 SMEWW 4500 Cl hoặc
US EPA 300.1
C
93 2,4,6 Triclorophenol µg/l 200 SMEWW 6200 hoặc US EPA 8270 – D C
94 Focmaldehyt µg/l 900 SMEWW 6252 hoặc US
EPA 556
C
95 Bromofoc µg/l 100 SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2 C
96 Dibromoclorometan µg/l 100 SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2 C
97 Bromodiclorometan µg/l 60 SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2 C
98 Clorofoc µg/l 200 SMEWW 6200 C
99 Axit dicloroaxetic µg/l 50 SMEWW 6251 hoặc US EPA 552.2 C
100 Axit tricloroaxetic µg/l 100 SMEWW 6251 hoặc US EPA 552.2 C
101 Cloral hydrat (tricloroaxetaldehyt) µg/l 10 SMEWW 6252 hoặc US
EPA 8260 – B
C
102 Dicloroaxetonitril µg/l 90 SMEWW 6251 hoặc US
EPA 551.1
C
103 Dibromoaxetonitril µg/l 100 SMEWW 6251 hoặc US
EPA 551.1
C
104 Tricloroaxetonitril µg/l 1 SMEWW 6251 hoặc US
EPA 551.1
C
105 Xyano clorit (tính theo CN- ) µg/l 70 SMEWW 4500J C
V. Mức nhiễm xạ
106 Tổng hoạt độ α pCi/l 3 SMEWW 7110 B B
107 Tổng hoạt độ β pCi/l 30 SMEWW 7110 B B
VI. Vi sinh vật
108 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 0 TCVN 6187 – 1,2 :1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990)
hoặc SMEWW 9222
A
109 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 TCVN6187 – 1,2 : 1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990)
hoặc SMEWW 9222
A

Ghi chú:

– (*) Là chỉ tiêu cảm quan.

– (**) Áp dụng đối với vùng ven biển và hải đảo.

– Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methaemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước ăn uống thì tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau:

Cnitrat/GHTĐ nitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit < 1

PHẦN III.

CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC

I. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng

– Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B, C do cơ sở cung cấp nước thực hiện.

II. Giám sát định kỳ

1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:

a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần do cơ sở cung cấp nước thực hiện;

b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:

a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;

b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

3. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ C:

a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ sở cung cấp nước thực hiện;

b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

III. Giám sát đột xuất

Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:

a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;

b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;

c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

PHẦN IV.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

III. Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước:

1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.

2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích ăn uống trên địa bàn tỉnh, thành phố.

III. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

IV. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Với các tiêu chuẩn về nước sạch trên, bạn có thể dễ dàng nhận biết được mức tiêu chuẩn chung của Bô Y tế và có thể tự kiểm tra tại nhà hoặc kiểm tra bởi các đơn vị có thẩm quyền phụ trách kiểm tra và giám sát chất lượng.

Mọi thông tin cần biết chi tiết về QCVN 01: 2009/BYT các bạn có thể xem chi tiết tại liên kết này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *